Kế hoạch triển khai chương trình "Tôi yêu Việt Nam" năm học 2024-2025

Đăng lúc: 00:00:00 10/02/2024 (GMT+7)

Kế hoạch triển khai chương trình "Tôi yêu Việt Nam" năm học 2024-2025

 

UBND HUYỆN CẨM THỦY   

TRƯỜNG MN CẨM TÂM                        

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

     Số: 31/KH- MNCT                                   Cẩm Tâm, ngày 02 tháng 10 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

Triển khai Chương trình “Tôi yêu Việt Nam”

Năm học 2024-2025

 
 
 


Căn cứ vào công văn số 107/PGDĐT-GDMN ngày 04/09/2024 của  Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2024-2025;

Căn cứ vào công văn số: 45/PGD&ĐT ngày 04/09/2024 của Phòng Giáo dục và  Đào tạo về việc ban hành lịch trọng tâm công tác giáo dục mầm non năm học 2024-2025;

Căn cứ kế hoạch số 17/KH-MNCT, ngày 14/09/2024. Kế hoạch hoạt động chuyên môn năm học 2024- 2025 của Trường mầm non xã Cẩm Tâm;

Căn cứ kế hoạch số 48/KH-PGD&ĐT, ngày 30/09/2024. Kế hoạch triển khai công tác giáo dục an toàn giao thông và chương trình “Tôi yêu Việt Nam” bậc học mầm non năm học 2024-2025;

Căn cứ vào điều kiện và tình hình thực tế của nhà trường, trường mầm non Cẩm Tâm xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” năm học 2024-2025 cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

- 100% trẻ 3-5 tuổi trong nhà trường được tham gia Chương trình và có nhận thức, kỹ năng, thái độ về an toàn giao thông (ATGT).

- 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường tiếp tục tự bồi dưỡng nâng cao năng lực về quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục ATGT cho trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường, lớp, địa phương.

- Tăng cường huy động sự tham gia của gia đình và xã hội, tạo sự thống nhất trong giáo dục ATGT cho trẻ trong nhà trường. Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV, trẻ em mầm non và cha mẹ trẻ về pháp luật bảo đảm trật tự ATGT và giáo dục ATGT cho trẻ trong nhà trường.

 - Đẩy mạnh phong trào thi đua tổ chức các hoạt động giáo dục ATGT giữa các lớp trong nhà trường.

II. YÊU CẦU

- Nhà trường triển khai thực hiện Chương trình bảo đảm không trùng lặp về nội dung, thời gian với các chương trình khác có liên quan đến ATGT; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các cơ quan liên quan trong việc triển khai thực hiện Chương trình.

- Lựa chọn các hoạt động tổ chức với hình thức đa dạng, phù hợp, vận dụng phương pháp linh hoạt lấy trẻ làm trung tâm sáng tạo và hiệu quả nhằm tạo cơ hội cho trẻ được giao lưu, trải nghiệm, giúp trẻ em có nhận thức ban đầu về an toàn giao thông, hình thành và củng cố ở trẻ các hành vi đúng khi tham gia giao thông, giáo dục trẻ có ý thức và hình thành thói quen tham gia giao thông an toàn.

- Lồng ghép thực hiện thường xuyên, phát triển và nâng cao nội dung giáo dục chủ đề Giao thông, đảm bảo các nội dung giáo dục trở thành bài học để trẻ áp dụng trong cuộc sống.

- Các lớp thực hiện Chương trình đảm bảo an toàn, hiệu quả, lồng ghép, tích hợp nội dung phù hợp với từng độ tuổi của trẻ trong thực hiện Chương trình GDMN và điều kiện thực tế của địa phương trên cơ sở tuân thủ mọi quy định của pháp luật hiện hành.

- Nhà trường tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện Chương trình giáo dục ATGT của các nhóm lớp để có sự đánh giá, điều chỉnh kịp thời.

III. NỘI DUNG

1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông đến cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ về pháp luật bảo đảm trật tự ATGT và giáo dục ATGT cho trẻ trong nhà trường bằng nhiều hình thức khác nhau: Hội thảo, hội nghị, tập huấn, tổ chức sự kiện, tổ chức hội thi, hoạt động trải nghiệm, đưa tin, phóng sự, tài liệu, tranh, ảnh về giáo dục ATGT...; truyền thông các thông điệp: “Trẻ em phải được đảm bảo an toàn khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện”; “Đội mũ cho con - trọn tình cha mẹ”; “Đảm bảo an toàn giao thông - trách nhiệm của mỗi người”; “Đã uống rượu, bia không lái xe”…

2. Xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương; chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục ATGT cho trẻ trong nhà trường.

3. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên học tập nghiên cứu chuyên đề ATGT thông qua việc học bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động giáo dục ATGT cho trẻ 3-5 tuổi trong nhà trường. Tham mưu bổ sung các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu về chủ đề ATGT phục vụ cho việc giảng dạy và công tác tuyên truyền; xây dựng sa hình ATGT đường bộ tại vị trí thích hợp trong cả 2 khu tạo điều kiện cho trẻ được thực hành về ATGT; phối hợp với các ban ngành xây dựng cổng trường giao thông an toàn.

4. Sử dụng các nguồn tài liệu như: 20 phim hoạt hình và truyện tranh “Vui giao thông” (theo đường link: https://www.honda.com.vn/chuong-trinhtoi-yeu-viet-nam) cùng các giáo cụ khác trong giáo dục ATGT cho trẻ em tại các nhóm lớp và nhà trường. Khuyến khích tổ chức các hoạt động về ATGT có sự tham gia của gia đình, cộng đồng.

5. Kiểm tra, đánh giá, tư vấn, hỗ trợ chuyên môn trong việc thực hiện Chương trình tại các nhóm lớp.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối với Ban giám hiệu

- Xây dựng, ban hành Kế hoạch Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” năm học 2024-2025.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức chương trình “Bé với an toàn giao thông” năm học 2024-2025 (tháng 01/2025)

- Chỉ đạo, đôn đốc các nhóm lớp triển khai Chương trình theo đúng yêu cầu về nội dung và tiến độ; thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện Chương trình tại các nhóm lớp.

- Cử cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng do Sở, Phòng GDĐT tổ chức. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho 100% cán bộ quản lý, giáo viên theo nhu cầu để đáp ứng năng lực thực hiện kế hoạch Chương trình.

- Tổ chức lựa chọn sản phẩm điển hình, giải pháp sáng tạo về triển khai thực hiện Chương trình của lớp để nhân rộng trong nhà trường.

- Tổ chức bình chọn, giới thiệu đề nghị tuyên dương, khen thưởng cá nhân, tập thể điển hình, tiên tiến trong quá trình triển khai Chương trình.

- Tuyên truyền tại trang thông tin điện tử (Website) của nhà trường về điều kiện, chất lượng giáo dục toàn diện của đơn vị; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục bổ sung các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu về chủ đề ATGT; xây dựng sa hình ATGT đường bộ tại vị trí thích hợp tại hai khu của nhà trường; xây dựng cổng trường giao thông an toàn. Tăng cường truyền thông, treo băng rôn về ATGT; tổ chức các hoạt động về ATGT có sự tham gia của gia đình, cộng đồng.

- Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình về Phòng GD&ĐT lồng ghép báo cáo tổng kết năm học.

2. Đối với giáo viên các lớp mẫu giáo

            - Thực hiện nghiêm túc kế hoạch của trường, đưa mục tiêu, nội dung giáo dục ATGT vào kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với đặc điểm tình hình lớp, đủ nội dung cụ thể, rõ ràng. Đặc biệt quan tâm thực hiện tích cực hơn tại chủ đề “Giao thông” trong kế hoạch giáo dục năm học của nhóm lớp.

          - Tham gia các buổi tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn, hội thảo, …

          - Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến để xây dựng các nội dung, hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho trẻ.

          - Tự nghiên cứu, tìm hiểu thông tin, kiến thức về về phương pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ.

          - Tích cực lồng ghép các hoạt động giáo dục ATGT cho trẻ tại các thời điểm trong ngày một cách phù hợp, ôn luyện cho trẻ tham gia chương trình “Bé với an toàn giao thông” năm học 2024-2025.

          - Tuyên truyền về các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho trẻ thông qua các góc tuyên truyền ở lớp, qua các hội thi, các hoạt động hàng ngày ở trường, lớp.

- Sử dụng các nguồn tài liệu như: 20 phim hoạt hình và truyện tranh “Vui giao thông” (theo đường link: https://www.honda.com.vn/chuong-trinh-toi-yeu-viet-nam) cùng các giáo cụ khác trong giáo dục ATGT cho trẻ tại các nhóm lớp.

          - Tham gia nhận xét, đánh giá việc tổ chức các hoạt động của bản thân và đồng nghiệp, có biện pháp điều chỉnh trong quá trình thực hiện.

          3. Đối với các thành viên, bộ phận khác trong nhà trường

          - Nhân viên bảo vệ đồng chí Quách Thị Cầm; Trương Công Sơn phối hợp với giáo viên nhóm lớp thực hiện công tác tuyên truyền tới phụ huynh học sinh và cộng đồng về công tác đảm bảo an toàn giao thông đặc biệt tại các cổng trường học trong giờ đón- trả trẻ.

          - Bộ phận kế toán có kế hoạch dự trù kinh phí mua sắm bổ sung, sửa chữa các đồ dùng, thiết bị cần thiết phục vụ các hoạt động giáo dục an toàn giao thông như xây dựng mô hình ngã tư đường phố, mua sắm tín hiệu đèn giao thông; vẽ tranh tuyên truyền thực hiện khi tham gia giao thông tại cổng trường….

          - Ban đại diện hội cha mẹ học sinh cùng có trách nhiệm tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động cho trẻ.

          - Các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên thực hiện công tác tuyên truyền tới phụ huynh học sinh và các tổ chức Chính trị - xã hội khác để cùng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao như lập ban trật tự ATGT của nhà trường phối hợp với trường THCS, với ban công an xã thực hiện an ninh trật tự, an toàn giao thông trường học.

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Kinh phí chi thường xuyên của nhà trường năm 2024, 2025.

- Nguồn kinh phí xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác (nếu có).

Trên đây là Kế hoạch Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” của trường mầm non Cẩm Tâm năm học 2024-2025./.

 

Nơi nhận:

- Hiệu trưởng (để chỉ đạo);

- Các nhóm lớp (để thực hiện);

- Cổng TTĐT trường MN Cẩm Tâm;

- Lưu HSCM.

KT. HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 

 

Phạm Thị Ly

 

 

 

Khách hàng đang Online: 1
Tổng số truy cập: 12713